Tranh chấp hợp đồng vận tải

tranh-chap-hop-dong-van-taiNguyên đơn và Bị đơn đã ký một hợp đồng vận tải liên vận (dưới đây gọi là “Hợp đồng”) để vận chuyển hàng hóa từ Hà Lan về Việt Nam với trị giá là 20.000 USD. Theo hợp đồng, Bị đơn có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa rồi vận chuyển về Việt Nam.

 

Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được chuyển đến Hải Phòng, Bị đơn đã đơn phương thông báo tăng trị giá Hợp đồng lên 40.000 USD. Để hạn chế tổn thất, Nguyên đơn đã chấp nhận chuyển trả cho Bị đơn 40.000 USD để nhận hàng. Sau đó, Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn vì cho rằng hành động đơn phương nâng trị giá hợp đồng của Bị đơn là không có căn cứ và vi phạm hợp đồng đã ký. Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải trả lại số tiền chênh lệch mà Nguyên đơn đã phải trả cho Bị đơn là 20.000 USD.

Lập luận của Bị đơn:

Việc Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn hoàn trả lại số tiền 20.000 USD là không có cơ sở pháp lý vì:

- Thực chất Người vận chuyển hàng là BBSSA chứ không phải là Bị đơn, BBSSA đã phát hành vận đơn trong đó ghi rõ BBSSA là người vận chuyển, Bị đơn là đại lý và Nguyên đơn là bên gửi hàng. Bị đơn không đứng vai trò người vận chuyển nên không được quyền hành động theo Hợp đồng ký giữa Nguyên đơn và Bị đơn, điều này phù hợp với Bộ Luật hàng hải Việt Nam và thông lệ quốc tế.Bị đơn chỉ giữ vai trò là đại lý hưởng hoa hồng còn giá cước do người vận chuyển quyết định, điều này phù hợp với điều 163 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997.

- Về việc giá cước phát sinh, Bị đơn với vai trò đại lý đã nhiều lần thông tin cho Nguyên đơn biết việc này và Nguyên đơn đã đồng ý.

Quyết Định Của Trọng Tài

Hợp đồng do hai bên ký thực chất là một hợp đồng vận tải đa phương thức như định nghĩa tại khoản 2, 3 và 5 Điều 2 Nghị định số 125/2003/NĐ- CP. Bị đơn sau khi ký kết Hợp đồng này, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 161 Bộ Luật hàng hải và Điều 163 của Luật Thương mại, có các quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức như các quy định nói trên và các quy định khác trong thông lệ hàng hải thương mại và giao nhận vận tải quốc tế. Nghĩa là Bị đơn phải tự mình thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận hàng xếp lên tàu, Bị đơn lẽ ra phải cấp vận đơn vận tải đa phương thức cho Nguyên đơn và hoàn toàn được thu tiền cước như đã thỏa thuận trong Hợp đồng và các phụ lục liên quan. Theo thông lệ quốc tế, sau khi ký hợp đồng vận tải đa phương thức với Nguyên đơn, Bị đơn sẽ ký một hợp đồng vận tải mới với Hãng vận tải BBSSA để thuê họ chở hàng về Việt Nam. Nghĩa là Bị đơn sẽ đóng vai trò người vận tải thực tế, dựa vào vận đơn chủ do BBSSA phát hành, Bị đơn sẽ cấp vận đơn thứ cấp để thu cước của Nguyên đơn và vận đơn thứ cấp này sẽ là bằng chứng của Hợp đồng vận tải liên vận.

Tuy nhiên, thực tế Bị đơn đã không hành động như vậy. Trong bản giải trình, Bị đơn xác nhận rằng “chỉ đứng vai trò đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ này, giá cước đó người vận tải mới có quyền quyết định” trong khi đó tại văn thư gửi Nguyên đơn, Bị đơn lại nói rõ rằng BBSSA lại là đại lý của mình ở Hà Lan. Với những hành vi như vậy, Bị đơn đã vi phạm Điều 9 Bộ luật Dân sự, điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 9, khoản 4 Điều 167 Luật Thương mại. Khi thay đổi vai trò của mình từ chỗ là người vận tải thành người đại lý giao nhận vận tải, Bị đơn phải thông báo và bổ sung thay đổi Hợp đồng vận tải liên vận thành hợp đồng đại lý giao nhận vận tải, trong đó Bị đơn ký “ Thay mặt người chuyên chở”, song thực tế Bị đơn đã không làm điều này, do nghĩ mình là người vận tải để ký hợp đồng với Nguyên đơn, sau khi ký xong từng bước tìm cách thay đổi vai trò của mình để hưởng lợi, do đó đã gây ra những hậu quả không lường trước được.

Về phía Nguyên đơn,lẽ ra sau khi ký Hợp đồng vạn tải liên vận với Bị đơn phải luôn luôn nhận thức rằng Bị đơn mới là người vận tải chính thức, và yêu cầu Bị đơn phải cấp vận đơn có tiêu đề của Bị đơn cho mình, nghĩa là Bị đơn phải là người chủ thực hiện hợp đồng, không cho phép Bị đơn tùy tiện tự coi mình là đại lý. Khi thấy Bị đơn xác định không rõ ràng về tư cách và vai trò của họ so với hợp đồng, thì phải kiên quyết xác định tiền cước đúng như Hợp đồng đã quy định và yêu cầu Bị đơn phải giao hàng khi về tới cảng Hải Phòng. Nguyên đơn có nói rằng việc Bị đơn ký kết hợp đồng thuê BBSSA là việc riêng giữa Bị đơn và hãng vận tải này, giá cước bao nhiêu Nguyên đơn không có nghĩa vụ chấp nhận. Nguyên đơn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật liên quan cưỡng chế Bị đơn phải giao hàng. Tuy vậy, Nguyên đơn lại chuyển cho Bị đơn tổng số tiền cước là 40.000 USD “trên tinh thần hợp tác thân thiện”, và “sau khi trao đổi, 2 bên thống nhất” ký phụ lục 01. Hơn nữa, khi nhận được thông báo của Bị đơn thông báo rằng “ hiện tại, BBSSA được chỉ định là nhà vận tải chính thức” thì Nguyên đơn cũng không chủ động, kiên quyết thương thảo thay đổi lại Hợp đồng cho phù hợp.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 539 Bộ luật Dân sự đã quy định rõ “ Trong trường hợp vận các chuyển tài sản có vận đơn thì vận đơn này là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa bên”. Quy định của pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế được nói tới trong Công ước quốc tế về vận đơn được ký tại Brussels 25/8/1924 ( Điều I). Từ đó, mặc dù không đồng tình, Nguyên đơn cũng đã mặc nhiên trở thành người giao kết hợp đồng vận chuyển với BBSSA về lô hàng này. Hơn nữa, trong vận đơn đã ghi rõ BBSSA là người chuyên chở và Nguyên đơn là người được thông báo nhận hàng sau khi ngân hàng ký hậu.

Như vậy, trong vụ việc này, cả hai bên đều có lỗi do không hành động hoặc không có các biện pháp thích hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trong quá trình xét xử, do Nguyên đơn không cung cấp được tài liệu cụ thể để chứng minh chính xác giá cước thực tế của lô hàng này từ Cologne ra cảng Genoa về Hải Phòng và các chứng cứ do Bị đơn cung cấp cũng còn những điểm không chi tiết, không rõ ràng nên Hội đồng Trọng tài đã quyết định áp dụng giá cước bình quân cho lô hàng này trên tuyến đường nói trên để xác định mức cước thực tế mà Nguyên đơn phải trả. Qua tham khảo một số hãng tàu thì thấy rằng giá cước đường biển lô hàng vào thời điểm tháng 8/2004 vào khoảng 2.673 USD/FEU ( đã bao gồm BAF, CAF và THC theo mức trung bình), các phí vận tải nội địa, phí thông quan, phí phạt lưu xe ước khoảng 1.556 USD/FEU, tổn cộng cước vận tải toàn chặng 1 FEU là 4.229 USD, tổng cộng 3 container là 12.687 USD cộng thêm phần chi phí cho Bị đơn trình bày lẽ ra phải được hưởng lợi 2.7000 USD nhưng Hội đồng Trọng tài chỉ chấp nhận 30%).

Như vậy, tổng cộng cước phí sẽ là : 12.687 USD + 900 USD = 13.587 USD. Do Bị đơn đã nhận của Nguyên đơn 16.682,50 USD nên Bị đơn phải hoàn trả lại cho Nguyên đơn số tiền là : 16.682,50 USD – 13.587,00 USD = 3.095,50 USD.

Trên cơ sở những điều phân tích trên đây, Hội đồng Trọng tài quyết định Bị đơn phải trả

cho Nguyên đơn số tiền 3.095,50 USD.

Bình Luận Và Lưu Ý

Từ vụ việc nêu trên, để hạn chế các rủi ro và tổn thất, các bên tham gia hợp đồng cần hết sức lưu ý trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng thong thường nói chung và hợp đồng vận tải nói riêng. Giải pháp tốt nhất là đàm phán thận trọng để có các điều khoản có nội dung rõ ràng, chặt chẽ. Bởi vì một khi các bên dã đặt bút ký vào hợp đồng, các bên sẽ bị ràng buộc trách nhiệm theo các nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, khi có các vấn đề phát sinh thì các bên phải bám sát các quy định của hợp đồng để xác định trách nhiệm của mỗi bên cũng như làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu chấp nhận ký thêm phụ lục hoặc các điều kiện bổ sung tức là các bên đã làm thay đổi hoặc loại bỏ quy định trong hợp đồng. Trong vụ việc này, lẽ ra Nguyên đơn sẽ tránh được rắc rối và thiệt hại phát sinh nếu ngay khi nhận được các thông báo của

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN