Thành lập Công ty Cổ Phần

cong-ty-co-phanCông ty Cổ phần:

- Công ty vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

- Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi số vốn đã góp.

- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp 2005

 Quy trình tư vấn thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Tư vấn trước khi thành lập công ty cổ phần

- Tư vấn về lựa chọn tên, trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh của công ty.

- Tư vấn về cơ cấu góp vốn trong công ty.

- Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành của công ty (ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc).

- Tư vấn mối quan hệ giữa các chức danh quản lý.

- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các cổ đông.

- Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh.

- Tư vấn về các tranh chấp thường gặp trong quá trình hoạt động công ty cổ phần và phương hướng giải quyết.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);

2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (cụ thể tham khảo mẫu) (1 bản)

3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật tại cột 18 và phần cuối trang. (theo mẫu qui định)(1 bản)

4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:

- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1 bản)

Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:

- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác , bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. (mỗi loại 1 bản)

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng. (mỗi loại 1 bản)

5. Công ty kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (mỗi loại 1 bản),

6. Công ty kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ (mỗi loại 1 bản),

7. Bản kê khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản).

* Lưu ý:

- Không điền tay vào các mẫu để nộp hồ sơ.

- Nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu hoặc đại diện pháp luật: xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo mục 3 nêu trên) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng nhà nước.

Hướng dẫn kê khai thông tin trên hồ sơ thành lập công ty cổ phần

- Người đăng ký: ghi tên người đại diện theo pháp luật của công ty, được viết bằng chữ in hoa

- Chức danh của người đại diện theo pháp luật chọn Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (một cá nhân có thể kiêm nhiệm hai chức danh, nhưng chức danh đại diện pháp luật chỉ phải chọn một trong hai, lưu ý thống nhất chức danh người đại diện pháp luật trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và điều 6 điều lệ công ty). Cá nhân đã đăng ký Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty khác.

- Số chứng thực chọn 1 trong 2 loại:

- Chứng minh nhân dân (số, ngày cấp, nơi cấp). CMND phải còn hạn sử dụng (không quá 15 năm), không bong, tróc, nhòe số.

- Hộ chiếu còn hạn sử dụng (số, ngày cấp, nơi cấp), Kê khai loại chứng thực nào thì nộp kèm theo giấy tờ tương ứng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh

- Tên công ty: theo qui định tại Điều 31, 33 Luật công ty thì: tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình công ty và tên riêng.

-  Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Tên viết tắt của công ty yêu cầu đăng ký không được trùng với công ty đã đăng ký.

công ty có thể có (hoặc không có) tên viết tắt và tên tiếng nước ngoài.

Tham khảo thêm Điều 10, 11, 12, 13 nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2006 về để tìm hiểu quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn.

Ví dụ 1:

   Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN LÀM VIỆC THÔNG MINH

   Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SMART WORK CORPORATION

   Tên công ty viết tắt: CÔNG TY LVTM

Ví dụ 2:

   Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN LÀM VIỆC THÔNG MINH

   Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SMART WORK CORPORATION

   Tên công ty viết tắt: SMART WORK CORP

- Địa chỉ trụ sở chính: Căn cứ Điều 35 Luật công ty thì đó là địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác thực gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên phường (xã), quận (huyện), số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

- Ngành, nghề kinh doanh: Đăng ký ngành nghề đúng mã ngành cấp 4 hoặc cấp 5 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ kế hoạch và Đầu tư.

- Cách dò ngành như sau: Tham khảo Quyết định 337/2007/QĐ-BKH trước, sau khi xác định được lĩnh vực theo yêu cầu thì tra ngược trở lại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg để ghi đúng tên ngành và mã ngành. Đề nghị không tự ý thay đổi tên ngành trong Quyết định 10/2007/QĐ-TTg).

- Đối với ngành nghề không được quy định tại Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam, nhưng được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

- Đối với ngành nghề pháp luật chuyên ngành yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì đăng ký ngành nghề theo lĩnh vực được phép hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

- Đối với ngành nghề không có trong danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký theo yêu cầu và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

- Vốn điều lệ: do các cổ đông tự đăng ký, có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đã được qui đổi sang tiền Việt Nam) hoặc tài sản khác. Nếu ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện phải có vốn pháp định thì tùy theo nhu cầu, quy mô hoạt động của công ty, các cổ đông đăng ký vốn cho phù hợp.

- Vốn pháp định: chỉ kê khai khi công ty kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về vốn pháp định. Trường hợp này mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN