Đứng tên trên hợp đồng vay hộ cho người khác
- Chi tiết
- Viết bởi Thành lập, giải thể doanh nghiệp, công ty
Em làm nhân viên kinh doanh ở 1 cty Gỗ, thu nhập hàng tháng của em khoảng 7 - 9 triệu. Công việc cũng tương đối ổn, nhưng hôm nay Sếp có nhờ em một việc mà em không biết xử lý thế nào cho phải. Thế là Sếp nói: Sếp có người bạn đứng mua căn hộ và có vay ngân hàng, căn hộ trị giá khoảng 2,5 tỷ, hiện nay còn nợ ngân hàng 1,3 tỷ mà người chủ sở hữu căn hộ và đứng tên khoản vay đi nước ngoài. Nên Sếp em có nhờ em đứng khoản vay 1,3 tỷ và đương nhiên em sẽ làm chủ căn hộ để lấy căn hộ làm tài sản đảm bảo khoản vay.
Em cảm thấy lo lắng lắm, em thật sự không an tâm bởi vì em không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Sếp em là chủ công ty nhưng không đứng tên và chỉ điều hành trực tiếp, vì Sếp em làm Sếp ở một Ngân Hàng nhà nước nên không đứng tên cty được, người đứng tên là Mẹ của Sếp. Cty chỉ thuê Giám Đốc làm người đại diện. Cty em khoảng 100 công nhân, doanh thu hàng tháng khoảng 2 tỷ làm gỗ ghép và đồ nội thất....... Em rất mong nhận được phản hồi của Ban luật Sư về câu hỏi của em, em chân thành cảm ơn.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn luật doanh nghiệp sau:
Trường hợp bạn hỏi thì rõ ràng bạn là người đứng ra vay Ngân hàng khoản tiền 1,3 tỷ. Đây là khoản tiền không hề nhỏ và bạn là người chịu trách nhiệm đối với khoản vay. Và theo bạn cho biết căn nhà trên chủ sở hữu đang đi nước ngoài, vậy thì cơ sở nào bạn có thể "đương nhiên sẽ là chủ sở hữu căn nhà để làm tài sản đảm bảo được", do đó việc Sếp bạn nói rằng khi đứng ra vay khoản tiền 1,3 tỷ giúp ông ấy thì bạn sẽ là chủ căn hộ là hoàn toàn không có cơ sở. Vì để làm thủ tục sang tên đổi chủ căn nhà phải dựa trên cơ sở chuyển nhượng, mua bán hoặc tặng cho và phải được công chứng có mặt các bên. Còn bạn chỉ đứng ra vay 1,3 tỷ trong khi căn nhà giá trị 2,5 tỷ. Cơ sở nào bạn tin mình sẽ là chủ căn hộ?
Vấn đề thứ hai, nếu bạn đứng ra vay giúp 1,3 tỷ và chủ căn hộ trên lấy ngôi nhà làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn thì tính an toàn khi bạn đứng ra vay cao hơn. Vì theo quy định pháp luật, trong trường hợp này khi bạn không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng sẽ xiết nợ bằng việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hiện nay người chủ căn hộ đi nước ngoài thì việc họ với tư cách là chủ sở hữu đứng ra lấy căn hộ làm tài sản đảm bảo cho khoản vay cũng gần như không thể thực hiện được. Trong trường hợp này rủi ro của bạn là rất cao.
Với những phân tích trên, chúng tôi cho rằng với quan hệ sếp - nhân viên, bạn không nên phải chịu rủi ro đối với việc vay giúp này, và cũng lưu ý với bạn việc bạn đứng ra vay sẽ được đứng tên chủ căn hộ trên là điều hoàn toàn không có cơ sở.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dich vu soan thao hop dong
- dịch vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế
- dich vu thanh lap cong ty
- luat su soan thao hop dong
- soan thao hop dong
- soan thao hop dong chuyen nghiep
- soan thao hop dong kinh te
- tu van doanh nghiep
- tu van hop dong
- tư vấn hợp đồng
- tu van luat doanh nghiep
- tư vấn luật doanh nghiệp
- tu van soan thao hop dong
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Hợp đồng vay tiền bằng giấy tay có giá trị không ? (28/03/2022)
- Hợp đồng vô hiệu (28/03/2022)
- Hợp đồng thương mại là gì ? (28/03/2022)
- Nguyên tắc và phương thức đàm phán hợp đồng (28/03/2022)
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án , một số lỗi thường gặp (28/03/2022)
- Giao kết, thực hiện hợp đồng tín dụng, một số lỗi thường gặp (28/03/2022)
- Giao kết thực hiện hợp đồng đấu thầu, một số lỗi thường gặp (28/03/2022)
- Hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng (28/03/2022)
- Không thực hiện đúng hợp đồng do sự kiện bất khả kháng (28/03/2022)
- Vi phạm hợp đồng trước thời hạn (28/03/2022)