Họp đại hội cổ đông như thế nào là đúng?
- Chi tiết
- Viết bởi Thành lập, giải thể doanh nghiệp, công ty
Tôi là chủ tịch Hội đồng quản trị (“HĐQT”) của 1 công ty đại chúng. Theo quy định, nhiệm kỳ của HĐQT, Ban Kiểm soát (“BKS”) là 5 năm nên nhiệm kỳ 1 của HĐQT, BKS sẽ hết hạn vào tháng 11/2010. Tuy nhiên để thuận tiện trong việc tổ chức bầu HĐQT, BKS công ty nhiệm kỳ 2, HĐQT muốn trình Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) gần nhất (ngày 19/4/2010) gia hạn nhiệm kỳ 1 của HĐQT, BKS đến tháng 4/2011.
Xin hỏi, việc gia hạn này có đúng hay không? Nếu không xin ý kiến cổ đông trực tiếp tại ĐHĐCĐ thì HĐQT có thể xin ý kiến cổ đông gián tiếp bằng văn bản được không? Nếu đại hội không thông qua việc gia hạn thì công tác bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2 sẽ được tổ chức ra sao mới đúng luật?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn doanh nghiệp như sau:
1. Liên quan đến việc gia hạn nhiệm kỳ của HĐQT và BKS:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, nhiệm kỳ của HĐQT sẽ là 5 năm, nhiệm kỳ của thành viên HĐQT và BKS không quá 5 năm. Như vậy, Luật doanh nghiệp không đề cập đến việc gia hạn nhiệm kỳ của HĐQT và BKS quá 5 năm.
Khoản 3 điều 121 Luật Doanh nghiệp: “Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà BKS nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì BKS đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi BKS nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ”.
Khoản 2 Điều 109 Luật Doanh nghiệp: “HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản công việc”.
Như vậy, căn cứ vào Khoản 3 Điều 121, Khoản 2 Điều 109 Luật Doanh nghiệp thì HĐQT và BKS được tiếp tục thực hiện nhiệm kỳ của mình trong khi HĐQT và BKS mới được bầu và nhận nhiệm vụ. Điều này có nghĩa rằng, một cách gián tiếp, nhiệm kỳ của BKS và HĐQT được tự động gia hạn mà không cần phải xin phép.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, theo điểm b Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp, trong trường hợp nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá 6 tháng mà HĐQT mới chưa được bầu, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty, có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ để bầu HĐQT nhiệm kỳ mới.
2. Liên quan thủ tục bầu HĐQT và BKS:
Nếu Điều lệ Công ty không quy định khác, thì căn cứ điểm d khoản 2 Điều 104 Luật Doanh nghiệp, việc bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ chứ không được phép lấy ý kiến ĐHĐCĐ bằng văn bản. Theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam thì Quyết định này sẽ được thông qua khi Được số cổ đông đại diện ít nhất 51 % tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận trừ trường hợp Điều lệ quy định khác.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
- Cho phép phát hành cổ phần, có được mở tài khoản này tại chính ngân hàng? (19/02/2022)
- Cổ đông ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người đại diện ở VN (19/02/2022)
- Điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp (19/02/2022)
- Tư vấn giải trình tăng giá cổ phiếu (19/02/2022)
- Chuyển nhượng trực tiếp cổ phần cho tặng được không? (19/02/2022)
Thông tin luật cũ hơn
- Nghĩa vụ và trách nhiệm thành viên Ban kiểm soát (19/02/2022)
- Công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ (19/02/2022)
- Tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện (19/02/2022)
- Thành lập công ty con (19/02/2022)
- Quy trình thành lập công ty (19/02/2022)
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh (19/02/2022)
- Lựa chọn tên doanh nghiệp (19/02/2022)