Về hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý

hop-dong-cung-ung-nhan-ungHiện nay tôi đang thuộc biên chế doanh nghiệp Nhà nước X với mức lương là 400 USD. Sắp tới, DN X sẽ liên doanh với một đối tác nước ngoài để thành lập một công ty TNHH 2 thành viên (tạm gọi là Liên doanh, hạch toán độc lập) với tỷ lệ vốn góp là: phía Việt Nam: 51% và phía nước ngoài: 49%.

 

Theo dự kiến, tôi sẽ được DN X cử sang giữ chức vụ KT trưởng cho LD và mức lương LD trả cho vị trí này là 800 USD. Tuy nhiên, DN X đang xây dựng phương thức chi trả lương như sau: LD sẽ trả trực tiếp cho DN X thông qua Hợp Đồng Cung ứng Nhân Lực Quản Lý ký giữa LD và DN X, sau đó DN X sẽ chi trả lại cho tôi với mức bằng hoặc cao hơn một chút so với mức lương hiện tại tôi đang hưởng tại DN X (khoảng 500 USD). Phần còn lại (300 USD) được coi như thu nhập của DN X. Tôi đang thắc mắc liệu cách làm như vậy có đúng luật không? Kính mong các Quý luật sư giải đáp và tư vấn hộ

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn luật doanh nghiệp như sau:

Theo như những thông tin của anh thì hiện tại anh đang là cán bộ công chức thuộc doanh nghiệp nhà nước X. Việc anh được cử sang làm việc tại liên doanh với chức danh kế toán trưởng được coi là quyết định thuyên chuyển công tác và với quyết định này thì anh trở thành người lao động của liên doanh.

Nếu anh làm việc cho doanh nghiệp X theo loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì khi chuyển sang làm việc tại liên doanh, căn cứ theo thỏa thuận giữa ba bên (doanh nghiệp X và liên doanh và anh về việc chuyển nhượng lao động) hai bên còn lại là liên doanh và anh sẽ ký một hợp đồng lao động mới. Mức lương mà anh được hưởng căn cứ theo sự thỏa thuận giữa anh và liên doanh mới.

Doanh nghiệp X không thể thông qua hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý để hưởng phần chênh lệch về mức lương mà đáng lẽ anh được hưởng tại liên doanh vì doanh nghiệp X không có chức năng này. Nếu anh là cán bộ công chức không theo hình thức của hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì nếu có quyết định thuyên chuyển công tác theo hình thức cử anh làm đại diện quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp X trong liên doanh hoặc 1 chức danh khác (kế tóan trưởng của liên doanh) thì ngoài việc được hưởng lương tại doanh nghiệp X, anh còn được hưởng các chế độ khác theo thỏa thuận tại liên doanh (nếu có).

Theo luật đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì sau khi doanh nghiệp X góp vốn vào liên doanh thì họ sẽ được hưởng lợi nhuận hoặc chịu lỗ từ việc góp vốn vào liên doanh sau khi liên doanh đã hòan thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước. Thực tế hiếm có trường hợp nào doanh nghiệp góp vốn lại nhận một khoản tiền chênh lệnh từ hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý như anh đã nêu trừ trường hợp doanh nghiệp đó có chức năng cung ứng dịch vụ lao động.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN