Thủ tục giải thể Công ty

giai-theDịch vụ giải thể công ty:

- Tư vấn thanh lý tài sản, thanh toán nợ, quyết toán thuế....

- Khóa mã số thuế tại chi cục thuế quận.

- Trả giấy ĐKKD tại Sở KHĐT.

- Trả dấu tại Công an Tp.HCM.

- Nhận thông báo giải thể.

 

Trong một giai đoạn hoạt động, vì một số yếu tố khách quan, chủ doanh nghiệp muốn giải thể doanh nghiệp đang họat động để bắt đầu một giai đoạn mới tốt đẹp hơn. Một khi đã đã có quyết định, việc tiến hành giải thể phải được thực hiện càng nhanh càng tốt để tránh các khoản thuế và các nghĩa vụ phát sinh thêm.

Trong các bước tiến hành, việc quyết toán với cơ quan thuế là bước mất thời gian nhất và khó khăn nhất. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cụ thể như sau:

Quyết định của Chủ doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp tư nhân), Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp ( mẫu tham khảo GT1)

Phụ lục về quyền và nghĩa vụ của Tổ thanh lý tài sản (mẫu tham khảo GT2)

Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD ...)

Xác nhận đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế hoặc chưa đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp (trường hợp chưa đăng ký mã số thuế).

Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể (thông báo về việc thanh lý tài sản và các khoản công nợ) (mẫu tham khảo GT3).

Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty Cổ phần), Chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty TNHH 1 thành viên) về việc thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp

Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

* Lưu ý:

Báo đăng xong để nguyên tờ không cắt rời, không photo.

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, thì kèm theo hồ sơ giải thể doanh nghiệp nộp kèm theo hồ sơ giải thể chi nhánh, VPĐD.

Hồ sơ giải thể chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, gồm có:

- Thông báo về việc giải thể chi nhánh hoặc VPĐD (mẫu tham khảo GT4)

- Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể chi nhánh-VPĐD của doanh nghiệp.

- Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể chi nhánh-VPĐD của doanh nghiệp.

- Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm giải thể chi nhánh, VPĐD (nếu trụ sở chi nhánh, VPĐD ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp)

- Giấy chứng nhận đã nộp con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu chi nhánh, VPĐD (đối với trường hợp chưa khắc dấu).

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, VPĐD.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN