Yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông?

huy-bo-dai-hoi-co-dogĐể yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) trong trường hợp trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sẽ phải tiến hành việc yêu cầu trên như thế nào?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn doanh nghiệp như sau:

Theo quy định tại Điều 107 Luật Doanh nghiệp 2005, để yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ, cổ đông hoặc nhóm cổ đông có thể trực tiếp hoặc gửi văn bản đề nghị thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát yêu cầu toà án hoặc trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định đó. Khi đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông cần lưu ý một số vấn đề pháp lý sau:

Thứ nhất: Xác định thời hiệu yêu cầu

Điều 107, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến ĐHĐCĐ, cổ đông, thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong trường hợp trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Công ty.

Thứ hai: Xác định cơ quan giải quyết tranh chấp

Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là một Tổ chức trọng tài nếu: (i) Điều lệ Công ty quy định rõ cơ quan tài phán là một tổ chức trọng tài; hoặc (ii) Điều lệ Công ty mặc dù không quy định cơ quan trọng tài nhưng trong hoặc sau khi phát sinh tranh chấp các bên có liên quan thống nhất chọn một tổ chức trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là Tòa án có thẩm quyền nếu: (i) Điều lệ Công ty không quy định hoặc quy định không rõ ràng về cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp trong trường hợp này và sau khi tranh chấp phát sinh các bên cũng không thống nhất để lựa chọn một Tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp; hoặc (ii) Các bên có thỏa thuận về trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu theo quy định của pháp luật về trọng tài.

Thứ ba: Đệ đơn kiện và cung cấp, xuất trình chứng cứ

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông hoặc thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát có quyền đệ đơn yêu cầu (yêu cầu giải quyết vụ việc về kinh doanh thương mại) gửi đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ, hoặc đệ đơn khởi kiện (yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại) gửi đến Tổ chức trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ. Các Đơn yêu cầu hoặc Đơn khởi kiện này phải đáp ứng được một số nội dung theo quy định của pháp luật, kèm theo là bản sao hợp lệ Biên Bản cuộc họp (Biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến ĐHĐCĐ) và Quyết định của ĐHĐCĐ được yêu cầu huỷ bỏ, các chứng cứ chứng minh rằng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Công ty như bản sao hợp lệ Điều lệ Công ty và các thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc họp của ĐHĐCĐ đã ban hành quyết định được yêu cầu huỷ bỏ như Giấy triệu tập họp ĐHĐCĐ, Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ.

Tùy từng trường hợp cụ thể, trọng tài hoặc tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ do các bên cung cấp và các quy định của pháp luật có liên quan để quyết định việc hủy bỏ hay không hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ theo quy định của pháp luật.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN