Khi có nhu cầu bán nợ, doanh nghiệp phải chuẩn bị thủ tục thế nào?

mua-ban-no-doanh-nghiepTrong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà nhất là trong quá trình chuyển đổi sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước việc tập trung quản lý và xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng là rất cần thiết để lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm tối ưu hoá các nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong các giải pháp xử lý nợ, doanh nghiệp có thể xem xét để bán khoản nợ phải thu đối với khách nợ của mình cho Công ty Mua bán nợ.

 

Khi thực sự có nhu cầu bán nợ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thủ tục như sau:

1. Đối với hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng theo thoả thuận:

Công ty Mua bán nợ và chủ nợ có nợ tồn đọng chủ động tiếp cận và giao dịch với nhau để tìm hiểu và thông tin về nhu cầu mua, bán nợ. Khi có nhu cầu bán nợ, chủ nợ cung cấp cho Công ty Mua bán nợ các tài liệu liên quan đến khoản nợ như sau:

- Công văn (giấy) đề nghị bán nợ trong đó nêu rõ tính chất và giá trị khoản nợ (gốc và lãi), ngày tháng phát sinh, đến hạn, quá hạn thanh toán; nguyên nhân không thu hồi được nợ; tình hình hoạt động, tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của khách nợ; mục đích bán nợ…v.v.

- Các tài liệu về khoản nợ:

+ Biên bản đối chiếu, xác nhận và cam kết thanh toán nợ;

+ Khế ước vay nợ; Hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế (nếu có) liên quan đến khoản nợ;

+ Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hoặc Biên bản thoả thuận xử lý tài sản đảm bảo cho khoản nợ; Hồ sơ tài liệu pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo;

+ Công văn, tài liệu, giấy yêu cầu thanh toán nợ của chủ nợ đối với khách nợ;

+ Bản án ra phán quyết, phân xử tranh chấp của Toà án về khoản nợ; Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án liên quan đến khoản nợ;

+ Các tài liệu liên quan khác về khoản nợ và tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách nợ.

Trên cơ sở xem xét, đánh giá hồ sơ và đề nghị bán nợ của chủ nợ, Công ty Mua bán nợ và chủ nợ sẽ cùng đàm phán thoả thuận biện pháp xử lý, mua bán khoản nợ theo giá cả thị trường “thuận mua, vừa bán” thông qua phương thức thoả thuận, đấu thầu, đấu giá hiện hành.

Việc mua, bán nợ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên.

2. Đối với hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng theo chỉ định:

Phương thức này chỉ thực hiện đối với các trường hợp được quy định tại Điểm 1, Mục II, Phần thứ hai của Thông tư số 39/2004/TT-BTC ngày 11/5/2004 của Bộ Tài chính. Theo đó, các doanh nghiệp có các khoản nợ và tài sản tồn đọng thuộc đối tượng này có trách nhiệm lập hồ sơ liên quan đến các khoản nợ và tài sản tồn đọng bao gồm:

- Tờ trình xử lý nợ, tài sản tồn đọng: trong đó nêu rõ lý do đề nghị được bán nợ, tài sản tồn đọng theo chỉ định.

- Phương án kinh doanh có hiệu quả được cấp