Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

tinh-trang-pha-sanTheo qui định tại Điều 3 Luật Phá sản 2004, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
 
Khoản 2 Mục I Nghị Quyết số 03 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ( NQ 3/2005/NQ-HĐTP) hướng dẫn thi hành một số qui định của Luật Phá sản giải thích : Doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau:

 
a. Có các khoản nợ tới hạn
 Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;
 
b. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.
 Yêu cầu của các chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp thanh toán ( như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp…)
 
Vậy “chủ nợ có bảo đảm” là gì ? chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba. Dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các ngân hàng thương mại đều yêu cầu người vay tiền phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. Do đó, Luật Phá sản chỉ đề cập đến các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần là đối tượng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Đây là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất, khả năng bị thiệt hại nhiều nhất.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN