Tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

tai-san-gop-vonTrước đây tôi và người bạn có chung vốn mua lại doanh nghiệp, và để doanh nghiệp đứng tên tôi với tư cách cá nhân. Chúng tôi không hề có bất cứ văn bản nào thỏa thuận về số vốn góp cũng như cổ phần của mỗi người chúng tôi trong doanh nghiệp. Sau một thời gian hoạt động, công ty gặp khó khăn và thua lỗ, người bạn tôi đòi rút vốn về.

 

 Do đều hiểu hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp nên người bạn đó đã thống nhất với tôi để tôi vay lại số vốn góp đó vô thời hạn và sẽ trả lãi theo lãi suất ngân hàng. Sau 4 tháng, chúng ta đã trả được một nửa số vốn nhưng hiện giờ không còn khả năng kinh tế để thanh toán số vốn còn lại cho người bạn đó được. Vậy tôi có vi phạm pháp luật không? Tôi có thể yêu cầu người bạn đó cùng chịu số lỗ của doanh nghiệp không?

Chào bạn !

TLLAW.VN  xin tư vấn pháp luật như sau:

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tuy vậy, pháp luật chỉ thừa nhận hình thức góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.

- Căn cứ vào các quy định này và trường hợp bạn hỏi thì bạn và người bạn đó có chung vốn mua lại doanh nghiệp, và để doanh nghiệp đứng tên bạn với tư cách cá nhân, tuy không nói rõ loại hình doanh nghiệp nhưng theo quy định pháp luật hiện hành, bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, việc chung tiền mua lại doanh nghiệp ban đầu của người bạn đó sẽ không xác định là việc góp vốn vào công ty theo sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005. Khi có tranh chấp phát sinh đối với số tiền này, quy định của BLDS 2005 sẽ được áp dụng để điều chỉnh.

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005 thì với tư cách là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Do vậy, bạn hoàn toàn phải chịu thua lỗ từ hoạt động của doanh nghiệp mà không có quyền yêu cầu người bạn của mình chịu thua lỗ với mình.

- Theo như bạn trình bày, ban đầu hai người không có thỏa thuận về số tiền mỗi bên đã bỏ ra để mua lại doanh nghiệp nhưng sau đó đã thống nhất để bạn vay lại số tiền góp chung đó, sau 4 tháng bạn đã trả được một nửa số vốn, chính vì vậy, giữa hai người đã có thỏa thuận xác định lại số tiền mà người bạn đó góp chung ban đầu, áp dụng quy định của BLDS 2005, khi đã trả được một nửa số tiền vay, bạn có thể thỏa thuận để xác định lại số tiền lãi thực tế còn phải trả để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình (Điều 474 BLDS 2005).

- Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước đó, vì người bạn của bạn không được xác định tư cách là thành viên góp vốn theo pháp luật nên bạn có thể yêu cầu khấu trừ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà người bạn đó đã nhận vào số tiền vay mà 2 người thỏa thuận nêu trên để giảm bớt một phần nghĩa vụ của mình.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN