Vay vốn ngân hàng ký hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bão lãnh

hop-dong-the-chapCông ty của bạn tôi vay vốn ngân hàng nhưng sử dụng tài sản của tôi (quyền sử dụng đất) để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của công ty anh ấy. Vậy trong trường hợp này tôi là bên thứ 3 và ngân hàng sẽ phải ký kết hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh. Nếu ký kết hợp đồng thế chấp thì có đúng với quy định của pháp luật ko? xin cảm ơn luật sư.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn doanh nghiệp như sau:

"Bảo lãnh" và "Thế chấp" là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 318 BLDS. Trong đó thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ (trả nợ). Còn bảo lãnh là dùng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (người vay) nếu người vay không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ thì xử lý tài của người bảo lãnh để trừ nợ.Trong số 7 biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có biện pháp nào là "thế chấp tài sản của bên thứ ba". Theo quy định của pháp luật thì thế chấp chỉ có "hai bên" còn bảo lãnh mới có "bên thứ ba - Bên thế chấp".

Bộ luật dân sự đã quy định cụ thể như sau:

Ðiều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ðiều 361. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ðiều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.".

Sự khác nhau cơ bản giữa bảo lãnh và thế chấp không chỉ ở chỗ người đứng tên đối với tài sản đảm bảo mà còn khác nhau về cách giải quyết hậu quả sau khi ngân hàng thu hồi nợ: Nếu ở hợp đồng thế chấp thì sau khi ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là mọi việc chấm dứt, các giao dịch, các mối quan hệ được giải quyết xong. Tuy nhiên, nếu là hợp đồng bảo lãnh thì sau khi tài sản đảm bảo của bên bảo lãnh bị xử lý thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu (hoặc khởi kiện) bên có nghĩa vụ phải bồi hoàn lại giá trị mà bên bảo lãnh đã bỏ ra để thực hiện thay cho bên vay tiền.

Do vậy, trong trường hợp này Bạn nên ký kết hợp đồng bảo lãnh với Ngân hàng để tuân thủ đúng tinh thần của luật và quyền lợi của Bạn cũng được đảm bảo hơn.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN