Hợp đồng đại diện cho thương nhân

hop-dong-dai-dien-thuong-nhanNhư đã biết, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005), đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Đại diện được phân thành hai loại, đó là (i) đại diện theo pháp luật và (ii) đại diện theo ủy quyền.

 

Mặt khác, theo quy định của điều 141 Luật Thương mại 2005 (LTM 2005), Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về đại diện.

Do đó, có thẻ thấy rằng, đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại. Vì thế, nhận thấy rằng quan hệ đại diện cho thương nhân cũng chính là quan hệ đại diện theo ủy quyền được quy định bởi BLDS 2005. Mặt khác, cũng như quan hệ đại diện theo ủy quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, hợp đồng đại diện cho thương nhân chính là cơ sở để phát sinh quan hệ đại diện cho thương nhân. Từ các ý trên ta thấy hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền. Tuy vậy, hợp đồng đại diện cho thương nhân cũng có những điểm khác cơ bản so với hợp đồng ủy quyền, đó là về (a) mặt chủ thể tham gia hợp đồng, (b) tính chất hợp đồng cũng như về (c) mặt hình thức của hợp đồng.

Trong hợp đồng đại diện cho thương nhân, các bên của hợp đồng đều phải là thương nhân (theo khoản 1, Điều 141 LTM 2005) còn trong hợp đồng ủy quyền, chủ thể của hợp đồng có thể là bất cứ ai miễn là đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực chủ thể được quy định trong BLDS. Những quan hệ đại diện cho tổ chức, cá nhân không có tư cách thương nhân và quan hệ đại diện do thương nhân cử người của mình làm người đại diện cho mình được áp dụng quy định chung về ủy quyền của BLDS hoặc pháp luật lao động chứ không phải LTM. Hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng luôn có tính chất dền bù còn hợp đồng ủy quyền theo BLDS thì không nhất thiết phải có yếu tố này. Cuối cùng, về mặt hình thức, hợp đồng đại diện cho thương nhân quy định trong LTM phải lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương[1].

Như vậy, từ các điều trên có thể hiểu hợp đồng đại diện cho thương nhân là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó một bên là một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (bên giao đại diện) để thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa, sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

2. Đặc điểm.

Hợp đồng đại diện cho thương nhân vừa là 1 dạng của hợp đồng trung gian thương mại vừa là một dạng của hợp đồng ủy quyền nên hợp đồng đại diện cho thương nhân mang đầy đủ các đặc điểm của hai loại hợp đồng trên.

3. Nội dung của hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thảo thuận.

Bởi quan hệ đại diện cho thương nhân có căn cứ phát sinh từ hợp đồng đại diện cho thương nhân nên quyền và nghĩa vụ dang cho các bên trong quan hệ này tức là bên đại diện và bên giao đại diện được xác định thông qua các điều khoản của hợp đồng. Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

   a.Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện.

   - Nghĩa vụ của bên đại diện:

- Nghĩa vụ dành cho bên đại diện được quy định tại điều 145 LTM 2005 gồm những nghĩa vụ sau:

- Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện. Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại vì lợi ích của bên giao đại diện chứ không phải vì lợi ích của mình. Hơn nữa, trong phạm vi đại diện, bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại hay giao dịch với bên thứ ba nhân danh bên giao đại diện chứ không phải nhân danh mình. Trường hợp có giao dịch do bên đại diện thực hiện nhân danh bên giao đại diện vượt quá phạm vi đại diện, bên đại diện phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện. Khi giao dịch với bên thứ ba, bên đại diện phải có nghĩa vụ thông báo cho bên thứ ba biết các thông tin liên quan đến việc đại diện của mình như phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền cũng như việc sửa đổi bổ sung các phạm vi ủy quyền.

- Thông báo cho bên giao địa diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền.

- Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm pháp luật.

- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện. Điều này có nghĩa là nếu htuowng nhân A ký hợp đồng làm đại diện tiêu thụ sản phẩm là ti vi do thương nhân B sản xuất. Trong thời gian làm đại diện cho thương nhân B, thương nhân A không được phép bán bất kỳ loại ti vi nào không phải của B sản xuất.

- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện.

- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.

Quyền của bên đại diện:

- Quyền hưởng thù lao đại diện: Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao được phát sinh từ thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại điều 86 của LTM 2005.

- Quyền yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện.

- Quyền cầm giữ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bao đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.

   b.Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện với bên đại diện

   Nghĩa vụ của bên giao đại diên được quy định tại điều 146 LTM 2005, bao gồm:

-Bên giao đại diện phải có nghãi vụ thông báo ngay cho bên đại diện vê việc giao kết hợp đồng ma bên đại diện đã giao dịch,việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện đã thực hiện.

- Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diên.

-Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện.

- Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.

Quyền của bên giao đại diện:

Trên thực tế, quyền của bên giao đại diện không được quy định cụ thể trong điều khoản nào của LTM 2005. Tuy vậy, căn cứ trên việc hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng song vụ, ưng thuận, ta có thể xác định quyền của bên giao đại diện dựa trên các nghĩa vụ của bên đại diện. Do đó, các quyền của bên giao đại diện bao gồm:

- Quyền không chấp nhận hợp đồng do bên đại diện ký không đúng thẩm quyền. Bên đại diện có quyền yêu cầu bên đại diện phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc bên này cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện.

- Quyền yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền.

- Quyền đưa ra những chi dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ các chỉ dẫn đó.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN