Thủ tục mở công ty

thu-tuc-mo-ctyViệc mở công ty, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Trường hợp đặc thù liên quan đến việc mở công ty, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó.

 

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.

Thủ tục mở công ty cần phải hoàn thành những giấy tờ sau:

1. Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ theo đúng thủ tục mở công ty trách nhiệm hữu hạn gồm có:

1.1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

1.2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền.

1.3. Danh sách thành viên lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:

1.3.1 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập là cá nhân, Các giấy tờ chứng thực cá nhân có thể gồm các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước.

2. Thủ tục mở công ty TNHH đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần phải có một số giấy tờ còn hiệu lực sau đây:

a) Hộ chiếu Việt Nam;

b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:

- Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;

- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;

- Giấy xác nhận đăng ký công dân;

- Giấy xác nhận gốc Việt Nam;

- Giấy xác nhận có gốc Việt Nam;

- Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam;

- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

3. Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

1.3.2 Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệmột trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền (xem các giấy tờ cá nhân tại mục trên) và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.

1.4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

1.5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp (là những người quản lý doanh nghiệp) nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

1.6. Giấy giới thiệu (hoặc giấy uỷ quyền) của người nộp hồ sơ.

2. Thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung;

- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật doanh nghiệp;

   Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Ký nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi nhận được thông báo về việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp có mặt tại phòng đăng ký kinh doanh, ký nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp.

Nếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký thuế thì thời điểm nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành kê khai tờ khai đăng ký mã số thuế. Thời điểm nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời với việc nhận mã số thuế (Số đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp);

Trong trường hợp khác, việc đăng ký mã số thuế được tiến hành sau khi doanh nghiệp đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo đó, cần kê khai các thông tin tại tờ khai đăng ký thuế, người đại diện theo pháp luật của công ty ký tờ khai, nộp tại bộ phận tiếp nhận tờ khai của Cơ quan thuế, tiếp nhận phiếu hẹn.

Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế (tuỳ từng địa phương, doanh nghiệp có thể cử người đại diện thay mặt lên nhận).

5. Đăng ký khắc dấu.

- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu tại đơn vị có chức năng khắc dấu, nhận phiếu hẹn trả dấu;

- Đến thời điểm trả dấu, người đại diện theo pháp luật của công ty có mặt tại cơ quan công an trả dấu để thực hiện thủ tục nhận dấu.

6.Thực hiện các thủ tục trước khi hoạt động.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, GIấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Dấu công ty, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục:

6.1 Đăng bố cáo hoạt động: Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, công ty phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp.

6.2 Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính: Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

6.3 Hoàn thiện hồ sơ pháp lý của công ty: Bầu các chức danh, các vị trí quản lý công ty.

Ngoài ra, các thủ tục mở công ty khác, xin tham khảo các quy định của pháp luật Doanh nghiệp, pháp luật kế toán…để biết thêm thông tin chi tiết.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN